Thư Quốc gia số 52: Mọi người bình đẳng trước pháp luật

Thư Quốc gia số 52 

Mọi người bình đẳng trước pháp luật

Kính thưa Quốc dân, Đồng bào Việt Nam yêu quý,

Tại Việt Nam Dân Quốc, Luật pháp đến từ nhân dân, và nhân dân Việt Nam luôn có lòng bác ái, chính trực, công lý, yêu chuộng hòa bình. Do đó, các bộ Luật được soạn ra tại Việt Nam Dân Quốc cũng sẽ như vậy.

"Luật" theo định nghĩa rộng là "một nhóm tiêu chuẩn theo đó một thực thể nào đó có thể hoạt động hoặc bị ngăn cản hoạt động". Lối định nghĩa này bao gồm tất cả mọi động vật, thực vật, và vật chất không có sức sống.

Kinh nghiệm hàng ngày cho thấy tất cả vật chất đều hoạt động tự nhiên theo một lối bất biến và xác định nào đó. Vì vậy các nhà khoa học tự nhiên chỉ việc tìm ra các Luật đã được thiên nhiên xác định một cách bất biến. Tất cả mọi vật thể xung quanh ta như lửa, ánh sáng, nhiệt độ, v.v... đều có Luật riêng của chúng. Các công thức khoa học không có ảnh hưởng nào đến vật thể, mà chỉ mô tả sự việc đã đang và sẽ xảy ra [kể từ sau khi có Big Bang] cho dù có hay không có các công thức đó. 

Theo định nghĩa hạn hẹp và chính xác hơn dành cho các loài động vật trong đó có loài người, "Luật" tuy có cùng định nghĩa rộng như vật chất nhưng không bất biến và không xác định. Luật sinh tồn, Luật thiên nhiên dành cho động vật luôn thay đổi tùy theo các kinh nghiệm các loài động vật học hỏi được, và cũng không xác định vì cùng một Luật có thể có nhiều kết quả khác nhau.

Trong xã hội loài người, Luật trong nghệ thuật, thơ phú, văn phạm, và ngay cả thời trang và lối hành xử đều khác nhau tại mọi nơi trên thế giới. Tại đa số quốc gia, Luật được hạn định bởi Lương tâm, do đa số quần chúng đồng ý, để tạo dựng một quần thể xã hội, cộng đồng nào đó có thể là một vùng đất hay quốc gia, để cùng chung sống trong hòa bình và phát triển.

Luật pháp trước tiên là một sự điều phối, điều hành, nhằm tạo lập trật tự trong cộng đồng. Do loài người là động vật biến động nhất, bất xác định nhất trong tất cả mọi vật thể và động vật, Luật pháp cho loài người cũng phải biến động và bất xác định, nếu do đa số thành viên trong một quần thể nào đó tạo dựng nên.

Điều này tự căn bản đã rất khó cho Luật pháp được viết ra và thực thi, vì Luật pháp phải cân bằng giữa nhiều sự biến động và bất xác định từ trong mỗi người, mỗi nhóm người, và toàn xã hội; phải làm sao cho xã hội biến động theo hướng đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội và trong Lương tâm của đa số người dân trong xã hội đó; phải làm sao cho xã hội bất xác định theo hướng tốt đẹp chung cho toàn xã hội chứ không đi vào hổn loạn.

----------------------------

Qua nhiều ngàn năm trong lịch sử nhân loại, nhiều bộ Luật được viết ra để tránh mọi loại biến động và buộc xã hội phải xác định rõ ràng. Muốn có điều này, các bộ Luật đó chỉ có cách buộc mọi thành phần trong xã hội đó phải không được biến động và phải luôn xác định; có nghĩa, người dân không được hoạt động chính trị, kinh doanh quá một mức nào đó (không biến động), không được thay đổi vị trí trong xã hội quá một giới hạn nào đó (phải xác định).  


Để thực hiện các điều trên đây, các bộ Luật đó buộc phải giới hạn quyền tự do cá nhân, quyền thành lập hội đoàn, quyền hoạt động chính trị, kinh doanh. Nếu các bộ Luật đó được thực thi một cách triệt để thì quả là xã hội mà các bộ Luật đó phục vụ sẽ có thể bất biến và ở cùng vị trí trong một thời gian dài.

Đa số thành viên, thuộc hạng phụ thuộc và không có quyền hành, trong các xã hội đó bị hạ thấp nhân phẩm xuống bằng các vật thể, các nguyên tố chỉ biết theo Luật thiên nhiên, hoặc một loài thú vật không có Lương tâm, không có trí và khả năng suy nghĩ, không học được gì từ kinh nghiệm đã trải qua mà chỉ có thể sống qua ngày đoạn tháng như các con sút vật bất biến, có vị trí xác định không thay đổi trong nhiều thế hệ.

Nếu vị trí khởi đầu khá tốt, dân chúng ăn ngon mặc đẹp, thì sự bất biến thật ra không gây nhiều thiệt hại cho dân chúng; nhưng nếu xã hội đó đang ở vào vị trí quá thấp kém, dân chúng quá nghèo đói, lại không được cho quyền biến động để tiến lên một vị trí cao hơn, thì xã hội đó và dân chúng tại đó sẽ xác định ở vào vị trí rất thấp, rất nghèo đói trong thời gian rất lâu dài, do không có biến động thúc đẩy xã hội tiến lên một tầm cao mới.

Các bộ Luật nhằm giữ chặt nhân dân trong xã hội nghèo đói trên đây vĩnh viễn ở vào vị trí quá kém cõi, lại không cho biến động lành mạnh để phát triển, hầu như luôn luôn được viết ra bởi các nhà độc tài muốn mọi việc không thay đổi hoặc chỉ thay đổi thật chậm để họ dễ cai trị, và có thể quay ngược lại vị trí trước đó nếu các nhà độc tài nhận thấy xã hội đang thay đổi vị trí, đang có thay đổi quá mau theo hướng có hại cho họ.

----------------------------

Hiến pháp 7 tạo điều kiện cho các Bộ luật được viết ra bởi đa số quần chúng nhân dân, vì nhân dân trực tiếp bầu chọn cả Tam Quyền trong đó có Lập pháp chuyên soạn luật và phải được lưỡng viện Quốc hội thông qua, trước khi đưa qua cho Tư pháp xem xét có vi Hiến hay không, và Tổng thống thuộc Hành pháp ký thành Luật. 


Bất cứ một dự Luật nào được Lập pháp thông qua cũng đều phải tuân thủ một vài nguyên tắc cơ bản, trong đó Nguyên tắc Thứ Nhất là mọi người dân trong nước đều Bình đẳng trong việc tuân thủ bộ Luật đó, và Hành pháp phải công bằng trong việc thực thi bộ Luật.

Nếu Nguyên tắc này không được thỏa ứng thì dự Luật đó đã vi Hiến, và Tối cao Pháp viện có trách nhiệm khuyến cáo Lập pháp phải sửa đổi các điều vi Hiến, nếu không Tối cao Pháp viện có quyền ra Pháp định bác bỏ bộ Luật đó, và Tổng thống không có quyền ký thành Luật.  


Nếu có sự bất đồng sâu sắc giữa Tam Quyền, như Thư Quốc gia số 39 và 40 sẽ bàn đến, một cuộc Trưng cầu Dân ý toàn quốc sẽ được triệu tập trong vòng một tháng, và một đa số phiếu từ 2/3 trở lên sẽ quyết định tối hậu.

Trong trường hợp trên đây, nếu Quốc hội không đồng ý với Pháp định của Tối cao Pháp viện rằng dự Luật đang đệ trình là vi Hiến, thì Quốc hội có thể triệu tập Trưng cầu Dân ý, chứ Quốc hội không có quyền tiếp tục đệ trình dự Luật lên Tổng thống, và Tổng thống không có quyền ký thành Luật.

Một trong những điều căn bản lập nên Tam Quyền Phân lập là, không một sự liên kết giữa Lưỡng Quyền nào có thể mạnh hơn một Đơn Quyền nào cả. Cả Tam Quyền phải cùng phối hợp hành động chứ không thể có sự liên kết tay đôi để loại thành phần thứ Ba ra khỏi quyền lực quốc gia.

Phần tiếp sau đây sẽ bàn luận vì sao tất cả các bộ Luật đều phải tôn trọng Nguyên tắc Thứ nhất này.

----------------------------

Việt Nam là một quốc gia phức tạp, với 54 sắc tộc và người Việt gốc các sắc tộc ngoại quốc như Hoa, Cambodia, Lào; trên dưới 10 tôn giáo khác nhau, thu nhập dân chúng tại nhiều vùng rất khác nhau, với nhiều tư tưởng chính trị khác nhau.  


Trong quá khứ, nhiều biến động chính trị, xã hội không có tính xây dựng từng có nguồn gốc sắc tộc, tôn giáo, giai cấp xã hội. Ngay trong từng sắc tộc, ví dụ sắc tộc Kinh, cũng chia ra thành từng vùng Bắc, Trung, Nam. Nhiều khi các cá nhân khác vùng tuy cùng một sắc tộc vẫn không hòa thuận nhau chỉ vì họ đến từ các vùng khác nhau.

Do đó, mâu thuẫn tiềm tàng trong nội bộ Việt Nam rất lớn nếu mọi người không có Bình đẳng về Luật pháp để tránh việc một phe nhóm chính trị, sắc tộc, tôn giáo nào đó tạo ra và thực thi các bộ Luật có lợi nhất chỉ cho phe nhóm họ mà thôi.

Vài điều căn bản để giúp thực hiện Bình đẳng về Luật pháp là việc cho phép Tự do Ứng cử, Bầu cử, và lập đảng phái chính trị (xem Thư quốc gia số 26, 27, và 51).

Trong thời gian vài mươi năm qua, một nhóm người dùng vũ lực chiếm chính quyền tại Việt Nam và tự cho quyền họ lãnh đạo Việt Nam. Do cũng biết họ không được dân chúng ủng hộ, họ không cho tổ chức bất cứ cuộc bầu cử, ứng cử tự do nào, và cũng không cho thành lập đảng phái chính trị.

Ngoài ra, nhóm người này còn chủ trương bắt bớ mọi thành phần có tư tưởng chính trị khác họ, và việc bắt bớ này lan rộng toàn quốc, đến ngay cả thân nhân số người có tư tưởng kể trên.

Nói khác đi, trong vài mươi năm qua, người dân Việt Nam không hề có Bình đẳng về Luật pháp, từ đó không có Bình đẳng về chính trị, xã hội, thu nhập và ngay cả quyền làm người - do tất cả mọi bộ Luật đều chỉ do một nhóm người soạn ra, thi hành, nhằm vào việc đem lại lợi ích cao nhất cho nhóm họ mà không có sự đồng thuận của tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam.

TạI Việt Nam Dân Quốc, Hiến Pháp 7 bảo đảm rằng Quyền Bình đẳng trước Pháp Luật là điều Hiến định, không một phe nhóm nào có thể vi phạm cho dù được nhân dân bầu lên.

Mục tiêu cao cả nhất của Hiến Pháp 7, như được ghi rõ trong Lời Giới thiệu, đó là "cung cấp các điều kiện sống tốt nhất có thể được cho số đông nhất trong dân chúng Việt Nam thông qua việc chia sẻ quyền hành và trách nhiệm một cách công bằng nhất".

Để hiện thực hóa mục tiêu này, việc Bình đẳng trước Pháp Luật phải được thi hành, vì lẽ không thể có công bằng trong việc chia sẻ quyền hành và trách nhiệm nếu không có công bằng trong Luật pháp. Thư Quốc gia số 26, 27, và 51 sẽ ghi rõ bằng cách nào mà Quyền Bình đẳng trước Pháp Luật được thi hành tại Việt Nam Dân Quốc.

- Nhân dân Việt Nam -

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét