Thư Quốc gia số 62: Quyền lực tại Việt Nam sẽ được phân bố khắp địa phương

Thư Quốc gia số 62 

Quyền lực tại Việt Nam sẽ được phân bố khắp địa phương

Kính thưa Quốc dân, Đồng bào Việt Nam yêu quý,

Trong Manifest der kommunistischen Partei (Cộng sản Luận), Karl Marx viết: "Die politische Gewalt im eigentlichen Sinne ist die organisierte Gewalt einer Klasse zur Unterdrückung einer andern" (Quyền lực chính trị, gọi đúng nghĩa, chẳng qua chỉ là quyền lực có tổ chức của một giai cấp để đàn áp một giai cấp khác).

Karl Marx tố cáo rằng xã hội tư bản thế kỷ 19 không cho phép mọi người bình đẳng trước pháp luật, và mọi quyền lực chính trị, kinh tế, xã hội bị tập trung tại các chính phủ trung ương do giai cấp Tư sản tạo ra và vĩnh viễn hóa. Các chính quyền địa phưong chỉ thực thi các điều lệnh ban xuống từ trung ương, còn người dân vô sản hoàn toàn không có quyền hành gì.

Karl Marx cho rằng giai cấp tư sản tạo ra một xã hội trong đó giai cấp tư sản (bourgeois) bóc lột và đàn áp giai cấp vô sản (proletariat). Từ đó ông đưa ra chủ thuyết phải tạo một xã hội toàn cầu trong đó không còn giai cấp, vì ngày nào còn giai cấp là sẽ còn đấu tranh giai cấp triền miên, giai cấp thắng sẽ đàn áp giai cấp thua, người giàu hiếp đáp người nghèo.

Tại Việt Nam, ông Hồ Chí Minh đưa ra mô hình "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ", vô tình hay hữu ý đã tạo ra giai cấp Đảng viên và giai cấp Không Đảng viên; giai cấp trước đàn áp, hiếp đáp giai cấp sau và xã hội luôn có đấu tranh một cách không lành mạnh giữa các thành phần trong hai giai cấp này như mọi người đều thấy hiện nay.  

Giai cấp Đảng viên Việt Nam luôn giàu có, tự do tham nhũng, chiếm của công làm của riêng, trở thành giai cấp Tư sản còn tệ hại hơn giai cấp Tư sản mà Karl Marx từng chỉ trích nặng nề và muốn lật đổ; trong khi giai cấp Không Đảng viên trở thành giai cấp Vô sản.

Họ vô sản không chỉ vì nghèo khó, bị đàn áp, bị bóc lột bởi giai cấp Đảng viên và các bạn mà giai cấp này chọn lọc mời vào từ các quốc gia tư bản - chỉ những ai đồng ý đàn áp, bóc lột giai cấp Không Đảng viên mới được mời gọi mà thôi, và phải chia chác lợi nhuận cho giai cấp Đảng viên - mà còn vô quyền lợi xã hội, vô quyền lực chính trị và pháp luật.

Xã hội Việt Nam hiện nay với hai giai cấp này thực tế còn tệ hại hơn xã hội tư bản thế kỷ 19 mà Karl Marx hoạt động để loại trừ.

Như vậy, Karl Marx đã đúng khi muốn loại bỏ các bất công xã hội, nhưng ông bị sai chỗ nào mà cả thế giới nay lên án Chủ nghĩa Cộng sản do ông đề xướng, cho rằng Chủ nghĩa này tệ hại tương đương hoặc còn tệ hại hơn Đức quốc xã, vì thực tế Chủ nghĩa này giết người nhiều hơn Đức quốc xã, Joseph Stalin và Mao Trạch Đông giết chính dân họ nhiều hơn toàn bộ số người chết toàn thế giới trong chiến tranh thế giới thứ 2?

Karl Marx sai ở chỗ ông bị lẫn lộn giữa Bất Bình đẳng (inequality), Bất Công lý (unjust), và Bất Công bằng (unfair).

Tư tưởng "Đảng lãnh đạo" của Hồ Chí Minh lại càng quá sai, sai từ căn bản, sai khi áp dụng, gây Bất Bình đẳng, Bất Công lý, Bất Công bằng, hoàn toàn trái với tinh thần Cộng sản Luận và mọi hình thức chính trị khác trong thế giới văn minh ngày nay do đó không đáng bàn đến, tìm chỗ sai để sửa, mà phải hoàn toàn bị loại bỏ ra khỏi nền văn minh nhân loại. "Tư tưởng Hồ Chí Minh" là điều đáng hổ thẹn cho Dân trí Việt Nam.

Marx rất đúng khi chống Bất Công lý và Bất Công bằng, nhưng ông sai ở chỗ chống luôn Bất Bình đẳng trong việc chia sẻ tài sản xã hội. Ông cho rằng tài sản xã hội phải được chia đều cho mọi người, theo NHU CẦU, chứ không theo ĐÓNG GÓP. Nói khác đi, ông "cào bằng" mọi giai cấp, mọi thu nhập, và cho rằng mọi người trong quốc gia Cộng sản phải được chia tài sản theo trung bình toàn quốc, và không có chỗ đứng cho những ai muốn được chia tài sản cao hơn số nhu cầu họ cần thiết. 

Do đó, Chủ nghĩa Cộng sản và biến thể là Chủ nghĩa Xã hội luôn bị rối loạn từ bên trong - từ đó phải có đàn áp để tồn tại - vì luôn luôn có một số người nào đó muốn được chia tài sản cao hơn số trung bình toàn quốc. Do luật lệ nghiêm cấm việc này, số người muốn hưởng "hơn nhu cầu" này làm mọi cách để hiện thực hóa ham muốn của họ, nhưng chỉ giai cấp Đảng viên mới có quyền, có thế lực thực hiện; trong khi đó giai cấp Không Đảng viên chán nản vì họ làm nhiều nhưng không hưởng theo Nhu cầu, lại chẳng theo Đóng góp, mà thông thường bị giảm thiểu do giai cấp Đảng viên thu đa số. Từ đó hai giai cấp này tạo ra mâu thuẫn giai cấp không thể giải quyết trong gần 100 năm qua tại mọi quốc gia theo một trong hai Chủ nghĩa này.

Có lợi thế từ ngoài quan sát, Hiến pháp 7 của Việt Nam Dân Quốc đồng ý với Karl Marx ở chỗ phải loại bỏ Bất Công lý, Bất Công bằng, nhưng không đồng ý loại bỏ Bất Bình đẳng khi việc này phản ảnh đúng khả năng và thực tế đóng góp của người dân (xin xem Thư Quốc gia số 20). Cũng không đồng ý việc tập trung quyền hành vào một "Trung ương cục" nào đó, mà phải phân bổ quyền hành quản trị xã hội xuống địa phương và tối hậu nhất là vào tất cả cá nhân trong quốc gia, trong chừng mực luật pháp được mọi người cùng chung sức sáng tạo ra.

- Nhân dân Việt Nam -

(còn tiếp)

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét