Một trăm câu hỏi thường gặp về chính phủ và quốc gia Đại Việt Dân Quốc


MỘT TRĂM CÂU HỎI
THƯỜNG GẶP VỀ CHÍNH
PHỦ VÀ QUỐC GIA
ĐẠI VIỆT DÂN QUỐC

A. Các Quy định Căn bản của Đại Việt Dân Quốc

1. Văn bản nào là Luật Tối thượng của Quốc gia?
Tân Hiến pháp, còn gọi là Hiến pháp Bảy (thuộc Nền Đệ Tam Cộng Hòa)

2. Tân Hiến pháp thực hiện điều gì? 
• Dựng nên Chính phủ
• Định nghĩa Chính phủ
• Bảo vệ và bảo đảm các quyền lợi căn bản của công dân Đại Việt Dân Quốc


3. Ý tưởng về quyền Tự quản trị được đặt trong tám chữ đầu tiên của Tân Hiến pháp. Tám chữ này là gì? 
"Chúng tôi, nhân dân Đại Việt Dân Quốc" 

4. Tu chính Hiến pháp là gì? 
• Một thay đổi trong Hiến pháp
• Một điều mới được đưa vào Hiến pháp


5. Chương đầu tiên, quan trọng nhất, của Tân Hiến pháp là gì? 
Tuyên ngôn Nhân quyền cho Nhân dân Đại Việt Dân Quốc

6. Điều Một của Chương Một, thuộc Tân Hiến pháp là gì?
Tự do Ngôn luận

7. Cần bao nhiêu phần trăm cử tri bầu chọn để thông qua Tân Hiến pháp?
Tối thiểu hai phần ba cử tri tại Việt Nam và hải ngoại

8. Bản Tuyên ngôn Độc lập nêu lên điều gì?
• Công bố độc lập khỏi các thế lực và ảnh hưởng ngoại bang
• Tuyên bố thành lập Đại Việt Dân Quốc, trên nền tảng Đệ Tam Cộng Hòa, sử dụng Tân Hiến pháp làm nền tảng lập quốc


9. Ba Tôn chỉ của Tân Hiến pháp là gì?
• Tự do
• Bình đẳng
• Sự thật


10. Quyền Tự do Tôn giáo là gì? 
Nhân dân Đại Việt Dân Quốc được quyền hành đạo theo bất cứ tôn giáo nào, hoặc không theo một tôn giáo nào cả

11. Hệ thống Kinh tế của Đại Việt Dân Quốc là gì? 
• Kinh tế tư bản
• Kinh tế thị trường


12. Bốn điều căn bản của Luật pháp tại Đại Việt Dân Quốc là gì? 
• Mọi người phải tuân thủ luật pháp
• Các lãnh đạo phải tuân lệnh luật pháp
• Chính phủ phải tuân hành luật pháp
• Không ai có thể trên luật pháp


B. Cấu trúc Chính phủ tổng quát

13. Tam Quyền bao gồm các Công Quyền nào? 
• Lập pháp
• Hành pháp
• Tư pháp

14. Điều gì hạn chế bất cứ Công Quyền nào trở nên quá hùng mạnh? 
• Kiểm tra và Cân bằng
• Phân chia quyền lực

15. Ai đứng đầu Hành pháp? 
Tổng thống

16. Cơ quan nào lập Luật pháp Quốc gia? 
Quốc Hội

17. Quốc hội bao gồm hai Viện nào? 
Nghị Viện và Hội đồng Quốc gia

18. Có bao nhiêu vị Nghị sĩ tại Nghị Viện? 
Một trăm hai muơi tám (128)

19. Mỗi nhiệm kỳ Nghị sĩ kéo dài bao lâu? 
Bốn năm

20. Ai đứng đầu Nghị Viện? 
Phát ngôn viên Nghị viện, thuộc phe đa số bầu ra

21. Có bao nhiêu Dân biểu tại Hội đồng Quốc gia? 
Ba trăm sáu mươi (360)

22. Mỗi nhiệm kỳ Dân biểu kéo dài bao lâu? 
Hai năm

23. Ai đứng đầu Hội đồng Quốc gia? 
Phát ngôn viên Hội đồng Quốc gia, thuộc phe đa số bầu ra

24. Nghị sĩ đại diện cho ai? 
Tất cả mọi người trong Thành phố vị đó

25. Tại sao có Thành phố lại có nhiều Dân biểu hơn các Thành phố khác? 
Bởi vì Thành phố đó đông dân hơn các Thành phố khác

26. Nhiệm kỳ Tổng thống kéo dài bao lâu?
Bốn năm

27. Cuộc bầu Tổng thống diễn ra vào tháng nào?
Tháng Bảy các năm nhuận

28. Tổng thống đầu tiên của Đại Việt Dân Quốc được dự định bầu lên vào ngày nào?
......

29. Quốc hội đầu tiên của Đại Việt Dân Quốc được dự định bầu lên vào ngày nào?
......

30. Nếu Tổng thống không còn có thể phục vụ, ai sẽ nhậm chức Tổng thống?
Phó Tổng Thống

31. Nếu cả Tổng thống và Phó Tổng thống đều không thể tiếp tục phục vụ, ai sẽ đảm nhiệm chức Tổng thống?
Phát Ngôn viên Nghị Viện

32. Ai là Tổng Lãnh Tối cao của quân đội?
Tổng thống

33. Ai ký tên để một Dự Luật được Quốc hội thông qua trở thành Luật?
Tổng thống

34. Ai có quyền bác bỏ một Dự Luật đã được Quốc hội thông qua?
Tổng thống

35. Hội đồng Nội Các Chính phủ có trách nhiệm gì?
• Cố vấn cho Tổng thống
• Thực thi các điều Luật theo ý của Tổng thống

36. Kể ra mười lăm Bộ trong Hội đồng Nội Các
• Bộ Nông nghiệp
• Bộ Thương mại
• Bộ An ninh Quốc gia
• Bộ Giáo dục
• Bộ Năng lượng
• Bộ Y tế
• Bộ An sinh Xã hội
• Bộ Quy hoạch và Phát triển Quốc gia
• Bộ Nội vụ
• Bộ Lao động
• Bộ Ngoại giao
• Bộ Giao thông Vận tải
• Bộ Ngân khố
• Bộ Cựu Chiến binh
• Bộ Tư pháp
Lưu ý: Sẽ tăng thêm hoặc giảm bớt tùy tình huống sau này

37. Ngành Tư Pháp có nhiệm vụ gì?
• Xem xét các Dự Luật đang bàn thảo tại Quốc hội, và các bộ Luật đã thông qua
• Giải thích luật pháp
• Giải quyết các bất đồng luật pháp
• Quyết định nếu một điều luật nào đó có vi hiến không
• Là tiếng nói cuối cùng, tối thượng, về mọi vấn đề luật pháp

38. Tòa án nào cao nhất tại Đại Việt Dân Quốc?
Tối cao Pháp Viện

39. Có bao nhiêu vị Thượng Thẩm phán?
Chín (9), kể cả vị Tối thượng Thẩm phán

40. Vị nào đứng đầu các vị Thượng Thẩm phán?
Tối thượng Thẩm phán, là vị có tỉ lệ dân bầu cao nhất vào Tối cao Pháp Viện

41. Bốn quyền lực chỉ có Chính phủ quốc gia được phép thực hiện, trong khi Chính quyền Thành phố bị cấm, là gì?
• In tiền
• Tuyên bố chiến tranh
• Thành lập quân đội
• Ký kết các hiệp ước, hiệp định


42. Bốn quyền cơ bản các Chính quyền Thành phố được phép thực hiện là gì?
• Cung cấp, quản lý giáo dục và trường học
• Giữ gìn và quản lý an ninh trật tự
• Cung cấp giấy phép lái xe, thẻ căn cước
• Quy hoạch Thành phố

43. Ai là người đứng đầu Chính quyền Thành phố?
Thống đốc Thành phố

44. Thống đốc Thành phố được bầu bao lâu một lần? 
Mỗi bốn năm một lần, vào các năm chẵn không thuộc năm bầu Tổng thống (ngoại trừ lần đầu tiên vào năm Dân quốc thứ nhất, khi đó chỉ có nhiệm kỳ hai năm)

45. Có bao nhiêu Thành phố?
Hiện có sáu mươi bốn. Sau này Tam Quyền có thể rút lại cho gọn hơn.

46. Có bao nhiêu đảng phái chính trị?
Không hạn định

47. Ai có quyền ra tranh cử vào các chức vụ dân cử?
Mọi công dân Đại Việt Dân Quốc (nếu muốn được ghi vào danh sách ứng viên sẽ phải có một số chữ ký ủng hộ nào đó, theo từng chức vụ, và quy định theo luật lệ Thành phố và Quốc gia)

C. Quyền lợi và Nghĩa vụ

48. Điều luật căn bản về bầu cử là gì?
Mọi công dân Đại Việt Dân Quốc từ 18 tuổi trở lên đều được đi bầu, cho dù đang bị tội hình sự hoặc mắc bất cứ chứng bệnh nào 

49. Công dân Đại Việt Dân Quốc có cần phải tham gia vào bất cứ đảng phái nào để được làm ứng viên, hay cử tri không?
Không

50. Đảng viên đảng cầm quyền có bất cứ quyền lợi công cộng nào cao hơn người không thuộc đảng này hay không?
Không

51. Kể ra mười hai điều trong Tuyên ngôn Nhân quyền của Đại Việt Dân Quốc?
• Điều 1: Tự do ngôn luận
• Điều 2: Chính phủ bảo vệ nhân phẩm của nhân dân
• Điều 3: Tự do ứng cử và bầu cử
• Điều 4: Mọi người bình đẳng trước pháp luật
• Điều 5: Tự do tín ngưỡng, lương tâm và tôn giáo
• Điều 6: Tự do học hỏi
• Điều 7: Tự do hội họp
• Điều 8: Tự do di chuyển
• Điều 9: Tự do thành lập hội đoàn
• Điều 10: Tài sản và bất động sản cá nhân đều bất khả xâm phạm
• Điều 11: Tự do kiện tụng chính phủ và viên chức chính phủ
• Điều 12: Nhân quyền phải được chính phủ triệt để tôn trọng

52. Mọi công dân Đại Việt Dân Quốc phải tuyên thệ tuyệt đối trung thành và tôn trọng điều gì?
• Tân Hiến pháp
• Cờ Quốc gia

53. Ngoài ra, công dân Đại Việt Dân Quốc còn phải tuyên thệ thêm điều nào nữa?
• Không được trung thành với bất cứ quốc gia nào khác
• Đặt quyền lợi của Quốc gia lên cao hơn bất cứ quốc gia nào khác
• Phục vụ cho quân đội và quyền lợi Quốc gia khi được yêu cầu

54. Công dân Đại Việt Dân Quốc có quyền bất đồng ý với các điều Luật, hoặc phần nào đó trong Tân Hiến pháp hay không?

(Nhưng trước khi các điều Luật, hoặc phần nào đó trong Tân Hiến pháp chưa được sửa lại theo luật định, thì mọi công dân Đại Việt Dân Quốc đều có bổn phận và nghĩa vụ phải tuân thủ triệt để. Một sự phản đối chính thức có thể được kêu gọi, và việc này được bảo vệ bởi điều 11 trong Tuyên ngôn Nhân quyền của Đại Việt Dân  quốc)

55. Công dân Đại Việt Dân Quốc có thể làm gì để tham gia vào tiến trình dân chủ Quốc gia?
• Đi bầu
• Tham gia vào một đảng phái chính trị nào đó
• Giúp đỡ một cuộc ứng cử nào đó
• Tham gia vào các hội đoàn nhân văn, xã hội
• Tham gia vào các việc làm công ích xã hội
• Nêu lên ý kiến cá nhân về các vấn đề chính trị, cộng đồng, xã hội, nhân văn
• Liên lạc với các nhân vật dân cử để ủng hộ hoặc phản đối một chính sách nào đó
• Tham gia ứng cử
• Lập blog, viết cho các tòa báo, gọi vào các đài phát thanh, truyền hình, cho biết ý kiến cá nhân về các vấn đề công cộng

56. Bằng cách nào các công dân Đại Việt Dân quốc đóng góp tài chánh cho Quốc gia?
Đóng thuế, tùy theo mức độ thu nhập

57. Ai có thể tham gia vào quân đội Đại Việt Dân Quốc?
Mọi công dân có đủ sức khỏe, từ 18 đến 35 tuổi, theo hình thức tự nguyện

D. Đôi dòng lịch sử 

58. Tại sao gọi là "Đệ Tam Cộng hòa?"
Vì để thống nhất hai Nền Cộng hòa tại miền Bắc, và hai Nền Cộng hòa tại miền Nam

59. Tại miền Bắc, hai nền Cộng hòa được thành lập khi nào?
Năm 1946 và 1980

60. Tại miền Nam, hai nền Cộng hòa được thành lập khi nào? 
Năm 1956 và 1967

61. Tại sao Tân Hiến pháp còn có tên là Hiến pháp Bảy?
Do tiếp nối bốn Hiến pháp trước đây của miền Bắc (1946, 1959, 1980, 1992) và hai Hiến pháp của miền Nam (1956, 1967)

62. Tân Hiến pháp được viết ra lần đầu tiên khi nào, và tại đâu?
Ngày 13 - 14 tháng 2 năm 2009, tại đền Thomas Jefferson,  Washington DC, Hoa Kỳ, trong 18 tiếng liên tục. Bản Anh ngữ được viết ra trước, sau đó là Bản Việt ngữ

63. Tân Hiến pháp được viết theo Hiến pháp quốc gia nào?
Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Úc, và Singapore, tuy nhiên có nhiều thay đổi cho phù hợp với tình hình và tính sáng tạo của dân tộc ta

64. Có bao nhiêu Chương, và bao nhiêu Điều?
Có một Tiền đề gồm hai mươi Điều, và mười một Chương trong đó có sáu mươi bảy Điều

65. Tại sao không còn gọi tên Quốc gia là Việt Nam?
Là vì không muốn tiếp tục nhận làm quốc gia phía Nam của Trung quốc, không muốn lấy Trung quốc làm trung tâm điểm. Sau này, sẽ gọi Trung quốc là Bắc quốc, vì họ nằm phía Bắc nước ta

66. Tên Đại Việt có nguồn gốc ra sao?
"Đại Việt" là tên quốc gia ta trong 723 năm từ 1054-1407 và  1428-1804. Trong thời gian này, chúng ta được hoàn toàn độc lập khỏi ngoại bang

67. Ý nghĩa lá cờ Đại Việt Dân Quốc ra sao?
Quốc kỳ sẽ có ba sọc đỏ, trắng, xanh dương theo chiều thẳng đứng, với Trống Đồng Ngọc Lũ màu đồng tại trung tâm, trên nền sọc trắng. Ba màu sọc từ trái sang phải tượng trưng cho Tự do, Sự thật, và Bình đẳng. Trống Đồng Ngọc Lũ, đại diện các giá trị tâm linh của dân tộc ta, nằm tại trung tâm điểm của mọi việc.

68. Có bao nhiêu Thư Quốc gia? 
Một trăm (100) 

69. Có bao nhiêu Chương trong một trăm Thư Quốc gia?
Có mười Chương:
1. Lời Giới Thiệu (1)
2. Tầm quan trọng của Hiến pháp 7 (2-15)
3. Các lời tranh luận về cách tổ chức chính phủ được bao gồm trong Hiến pháp 7 (16-32)
4. Hình thái Tam quyền Phân lập của Chính phủ (33-48)
5. Về Bản Tuyên ngôn Nhân quyền cho Đại Việt Dân Quốc (49-60)
6. Các Thành phố (61-70)
7. Ngành Tư Pháp (71-80)
8. Ngành Lập pháp (81-90)
9. Ngành Hành pháp (91-99)
10. Kết luận và vài điều khác (100)

E. Cấu trúc Chính phủ chi tiết

70. Quyền lực sẽ được phân bố như thế nào?
• Mỗi thành phố được quyền có Hiến pháp riêng, nhưng phải phù hợp với Hiến pháp Quốc gia
• Chính phủ Quốc gia không can thiệp vào việc riêng của các Thành phố, trừ khi các việc này không phù hợp với các chính sách hoặc luật pháp quốc gia
• Tối cao Pháp viện có quyền phán quyết một điều luật nào đó đã được Hội đồng Thành phố thông qua và Thống đốc Thành phố ký thành luật Thành phố, là có vi hiến hay không
 

71. Mỗi Thành phố được gởi bao nhiêu Dân biểu lên Hội đồng Quốc gia?
Một Dân biểu cho mỗi 250 ngàn dân, làm tròn đến số 250 ngàn gần nhất 

72. Mỗi Thành phố được gởi bao nhiêu Nghị sĩ lên Nghị viện Quốc gia?
Hai 

73. Chi phí hành chánh cho các chính quyền Thành phố là bao nhiêu?
Tối đa 10% ngân sách Thành phố 

74. Ngoài ra, hạn ngạch cho các chi phí khác là bao nhiêu?
Tối thiểu 20% ngân sách Thành phố phải chi vào các ngành sau: (1) An sinh Xã hội, (2) Y tế, (3) Giáo dục 

75. Nhiệm vụ chính của Tối Cao Pháp Viện là gì?
Xem xét tất cả hoạt động của Văn phòng Tổng thống, Nghị viện, Hội đồng Quốc gia, và Chính quyền Thành phố 

76. Tối Cao Pháp Viện sẽ làm gì với các điều Luật, Hiệp ước, Hiệp định do CHXHCN Việt Nam thông qua nhưng vi phạm các điều khoản trong Tân Hiến pháp?
Tuyên bố các điều Luật, Hiệp ước, Hiệp định này vi hiến và do đó phải bị bãi bỏ

77. Ai có thể truất nhiệm một Thượng Thẩm phán trước khi đáo hạn nhiệm kỳ?
Một đa số ít nhất sáu phiếu từ các vị Thượng Thẩm phán khác 

78. Các vị Thượng Thẩm phán được quyền đặc miễn nào?
• Không bị truy tố, điều tra, giam giữ hoặc xử tội vì các ý kiến đưa ra hoặc phiếu bầu trong khi thi hành nhiệm vụ
• Trong khi các Thượng Thẩm phán còn trong nhiệm kỳ, tất cả các tố tụng dân sự chống lại họ đều không được xem xét cho đến khi họ phục vụ xong nhiệm kỳ
• Các giới hạn thời gian tố tụng được ngưng lại trong thời gian họ còn trong nhiệm kỳ. 

79. Các thành viên Quốc hội có thể bỏ phiếu trắng hay không?
Không, chỉ có thể bỏ phiếu thuận hay chống

80. Ai có thể truất nhiệm một thành viên Quốc hội trước khi đáo hạn nhiệm kỳ?
• Một đa số ít nhất hai phần ba từ các thành viên của Viện nơi vị đó phục vụ
• Một đa số ít nhất hai phần ba cử tri trong khu vực bầu cử vị này đại diện 

81. Ai sẽ là Chủ tịch Nghị viện Quốc gia?
Phó Tổng thống, nhưng không được bỏ phiếu trừ khi số phiếu thuận và chống bằng nhau

82. Ai sẽ là Chủ tịch Hội đồng Quốc gia?
Thủ tướng, nhưng không có quyền bỏ phiếu trừ khi số phiếu thuận và chống bằng nhau 

83. Các thành viên Quốc hội được quyền đặc miễn nào?
• Không bị truy tố, điều tra, giam giữ hoặc xử tội vì các ý kiến đưa ra hoặc phiếu bầu trong khi thi hành nhiệm vụ
• Trong khi các thành viên Quốc hội còn trong nhiệm kỳ, tất cả các tố tụng dân sự chống lại họ đều không được xem xét cho đến khi họ phục vụ xong nhiệm kỳ
• Các giới hạn thời gian tố tụng được ngưng lại trong thời gian họ còn trong nhiệm kỳ

84. Tám nhiệm vụ chính của Tổng thống là gì?
• Đứng đầu ngành Hành pháp qua việc thực thi các điều luật do Quốc hội thông qua
• Bảo đảm tất cả mọi điều luật và lệnh hành pháp đưa ra đều phải tuân theo Hiến pháp
• Bảo đảm cho nền độc lập quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, và thực thi các bản Hiệp ước, Hiệp định quốc tế
• Điều đình và lập các Hiệp ước, Hiệp định quốc tế
• Chủ trì các ủy ban và hội đồng quốc phòng tối cao
• Tiến hành can thiệp quân sự chống lại một quốc gia khác, khi quyền lợi quốc gia bị đe dọa nặng nề
• Thành lập Hội đồng Nội Các, chỉ định Thủ tướng
• Đề cử Phó Tổng thống khi chức vụ này bị bỏ trống

85. Sự truyền nối chức vụ Tổng thống ra sao?
• Phó Tổng thống
• Phát Ngôn viên Nghị Viện
• Phát Ngôn viên Hội đồng Quốc gia
• Tối Thượng Thẩm phán
• Tám vị Thượng Thẩm phán theo phần trăm từ cao xuống thấp của số phiếu bầu nhận được khi được bầu vào chức vụ 

86. Chi phí hành chánh cho Chính phủ Quốc gia là bao nhiêu? 
Tối đa 10% ngân sách Chính phủ Quốc gia 

87. Ngoài ra, hạn ngạch cho các chi phí khác là bao nhiêu?
Tối thiểu 20% ngân sách Quốc gia phải chi vào các ngành sau: (1) An sinh Xã hội, (2) Y tế, (3) Giáo dục 

88. Tổng thống, Phó Tổng thống, Thủ tướng được quyền đặc miễn nào?
• Không bị truy tố, điều tra, giam giữ hoặc xử tội vì các ý kiến đưa ra, hành động trong khi thi hành nhiệm vụ
• Trong khi các vị này còn trong nhiệm kỳ, tất cả các tố tụng dân sự chống lại họ đều không được xem xét cho đến khi họ phục
vụ xong nhiệm kỳ
• Các giới hạn thời gian tố tụng được ngưng lại trong thời gian họ còn trong nhiệm kỳ 

89. Ai được quyền truất phế Tổng thống? 
• Một đa số ít nhất hai phần ba thành viên Lưỡng viện Quốc hội
• Một đa số ít nhất hai phần ba cử tri toàn quốc 

90. Năm nhiệm vụ chính của Thủ tướng là gì? 
• Điều hành tất cả công việc nội bộ của quốc gia, dưới sự giám sát của Tổng thống
• Giám sát Thống tướng Tư lệnh quân đội
• Bảo đảm việc thi hành luật pháp trong quốc gia
• Đặt ra quy tắc, điều lệ, căn cứ theo các điều luật đã được Quốc hội thông qua. Chỉ định các chức vụ trong chính phủ và quân đội, bao gồm các Bộ trưởng và Tướng lãnh
• Đề xướng các bộ luật mới hoặc sửa đổi các bộ luật hiện hành 

91. Ai được quyền bổ nhiệm hoặc truất phế Thủ Tướng? 
Tổng thống 

92. Nhiệm kỳ tối đa của Tam Quyền ra sao?
• Thượng Thẩm phán có nhiệm kỳ sáu năm, được tái tranh cử một lần duy nhất
• Tổng thống có nhiệm kỳ bốn năm, được tái tranh cử một lần duy nhất
• Nghị sĩ Quốc gia và Thành phố có nhiệm kỳ bốn năm, được tái tranh cử một lần duy nhất
• Dân biểu Quốc gia và Thành phố có nhiệm kỳ hai năm, được tái tranh cử tối đa ba lần

F. Tình trạng hợp pháp của Tân Hiến pháp

93. Làm sao để Tân Hiến pháp có hiệu lực?
Sau khi được phê chuẩn bởi một đa số ít nhất hai phần ba trên tất cả cử tri Việt Nam tại Việt Nam và khắp mọi nơi trên thế giới, Bản Tân Hiến pháp, còn gọi là Hiến Pháp thứ Bảy của Đại Việt Dân Quốc, sẽ thay thế Bản Hiến pháp của Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phê chuẩn năm 1992

94. Các món nợ công tại Việt Nam hiện nay sẽ ra sao một khi Tân Hiến pháp được nhân dân Việt Nam phê chuẩn?
Sẽ vẫn có hiệu lực, kể cả các món nợ do Doanh nghiệp Nhà nước gây ra

95. Tân Hiến pháp công nhận Tòa án quốc tế nào?
Tòa án Hình sự Quốc tế, theo bản Hiệp ước được ban hành ngày 18 tháng 7 năm 1998

96. Tân Hiến pháp công nhận Thỏa ước Nhân quyền nào?
Bản Thỏa ước Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, hiệu đính lần gần đây nhất vào năm 1997

97. Các Hiệp định có liên quan trực tiếp đến toàn vẹn lãnh thổ được phê chuẩn dưới các Bản Hiến pháp trước đây sẽ ra sao?
Sẽ được tái tra xét bởi Quốc hội. Trừ khi một đa số hai phần ba tại cả Lưỡng viện Quốc hội bỏ phiếu đồng ý, các bản Hiệp định này sẽ bị xem như vi hiến và vì vậy sẽ bị hủy bỏ

98. Ai trong Tam Quyền phải tuân thủ Tân Hiến pháp?
Không có ngoại lệ, toàn bộ mọi nhân viên trong Tam Quyền đều  phải tuân thủ, tôn trọng, và tuyên thệ tuyệt đối trung thành với Tân Hiến pháp

99. Làm sao Quốc hội có thể thi hành Tân Hiến pháp?
Bằng cách ban hành các đạo luật thích hợp, tương thích với Tân Hiến pháp 

100. Ai có thể đề nghị Tu chính Hiến pháp, và quá trình này xảy ra như thế nào? 
• Tổng thống, hoặc một đa số hai phần ba trở lên trong các vị Thượng Thẩm phán hoặc một trong hai viện Quốc hội, đều có thể đề nghị Tu chính Hiến pháp
• Phải cần đa số hai phần ba trở lên trong số cử tri toàn quốc trong một cuộc Trưng cầu Dân ý toàn quốc mới được thông qua một Tu chính Hiến pháp
• Trong vòng ba mươi ngày kể từ khi một Tu chính Hiến pháp được nhân dân phê chuẩn, cả Tam quyền phải bắt đầu các tu sửa cần thiết để tuân thủ việc Tu chính này

Soạn thảo: Nhân dân Việt Nam
Phong trào Tân Hiến pháp Việt Nam

4 nhận xét :

  1. Đây là lần đầu tiên chúng tôi tìm thấy công trình nầy. Soạn thảo rất công phu và đầy tâm huyết. Tuy nhiên nếu đã gọi đây là một sự đóng góp của nhân dân ( people ) thì phải có sự tham khảo của nhân dân. Chúng tôi cũng là nhân dân nhưng chúng tôi không hề được tham khảo. Nhưng dù sao chúng tôi cũng đã tìm thấy công trình này và muốn tham khảo để xem xét lại và bổ túc thêm một vài điểm cho phù hợp với tình hình mới của Đất Nước và Dân Tộc, có được không?

    Trả lờiXóa
  2. Xin chào!
    Trước hết thì Hiến Pháp 7 là 1 công trình được soạn thảo và chính thức công bố vào 2009, với ý định là thay đổi phương thức đấu tranh là xây dựng 1 nền tảng vững chắc cho chính phủ sau khi chính quyền CHXHCN Việt Nam sụp đổ, nhằm tránh tình trạng chính phủ mới không tổ chức kịp.
    Về từ nhân dân ở đây không mang hàm ý gán ghép hay ép buộc, mà do những văn bản này được dự thảo để thông qua 1 cuộc trưng cầu dân ý.
    Không 1 bản hiếp pháp nào tự thân nó có thể tốt ngay được, mà phải do nhân dân đóng góp. Việc bạn tham khảo, xem xét hay thậm chí sửa chữa lại các văn bản này là điều đáng hoan nghênh, chúng tôi rất cám ơn bạn vì điều đó, và lấy làm vui mừng vì có được sự quan tâm từ bạn.
    Cám ơn bạn!

    Trả lờiXóa
  3. Rất tiến bộ và hợp thời đại. Mong là sớm được đưa ra trưng cầu dân ý và đi vào đời sống XH Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  4. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa