Thư Quốc gia số 94: Về Quyền hạn của Tổng thống (tiếp theo)

Thư Quốc gia số 94

Về chức vụ, quyền hạn, và nhiệm vụ của Tổng thống (tiếp theo)

3. Tiến trình chọn lựa Tổng thống

3.1. Điều kiện để ra tranh cử Ứng cử viên Tổng thống:

- Phải là công dân Việt Nam từ lúc sinh ra, và phải sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam.

- Ít nhất phải 35 tuổi.

- Phải sống trên lãnh thổ Việt Nam trong ít nhất 20 năm. - Chỉ có thể nhận tối đa hai nhiệm kỳ trong suốt cuộc đời.

- Phải tuyên thệ tôn trọng và tuân thủ Hiến pháp Việt Nam hiện hành.

3.2. Tranh cử và đề cử

3.2.1. Các ứng viên Tổng thống không bị giới hạn số lần ra tranh cử, nhưng phải được ít nhất 10% tổng số cử tri đề cử.

3.2.2. Các ứng viên có thể tự đề cử hoặc được một tổ chức, đảng phái nào đó đề cử. Các cử tri chỉ có thể đề cử cho một ứng viên Tổng thống cho mỗi lần bầu cử.

3.2.3. Việc đề cử có thể xảy ra bằng giấy hoặc qua máy vi tính.


3.3. Bầu cử và tuyên thệ

3.3.1. Theo điều 3.2.1 trên đây, trong các kỳ Tiền Tổng Tuyển cử, sẽ không có quá 10 ứng viên tranh cử Tổng thống. Trong số này, bốn vị có số phiếu cao nhất sẽ được vào tranh cử trong cuộc Tổng Tuyển cử, và một vị có số phiếu cao nhất sẽ được làm Tổng thống trong nhiệm kỳ bốn năm.

3.3.2. Trước khi nhậm chức, Tổng thống phải tuyên thệ trung thành với quốc gia, nhân dân, và tuân thủ Bản Hiến pháp hiện hành vào lúc đó.

3.4. Nhiệm kỳ và tổng số nhiệm kỳ

3.4.1. Tổng thống nhận nhiệm kỳ bốn năm, và chỉ có thể nhận tối đa hai nhiệm kỳ trong suốt cuộc đời, và hai nhiệm kỳ này phải liên tiếp. Nếu không tái đắc cử ngay sau nhiệm kỳ đầu tiên, vị Tổng thống sẽ không được tái tranh cử Tổng thống lần nào nữa.

3.5. Lương bỗng và Phúc lợi

3.5.1. Trong thời gian nhiệm chức, Tổng thống không được có bất cứ chức vụ dân sự hoặc công quyền nào khác, hoặc nhận bất cứ lương bổng nào ngay cả cho các sự phục vụ dân sự hoặc công quyền trước khi được bầu vào chức vụ. Các lương bổng này phải được bỏ vào một quỹ phó thác, và được giao lại cho Tổng thống mười năm sau khi rời chức vụ. Nếu Tổng thống rời chức vụ do bị truất nhiệm, số lương bổng này sẽ được sử dụng cho lợi ích công cộng.

3.6 Từ nhiệm, Truất nhiệm, và Thương tật

3.6.1. Trong trường hợp Tổng thống rời khỏi chức vụ do bị truất nhiệm, qua đời, hoặc từ chức, Phó Tổng thống sẽ trở thành Tổng thống.

3.6.2. Bất cứ khi nào Tổng thống viết cho Phát Ngôn viên Thượng viện và Hội đồng Quốc gia về việc ông không đủ khả năng tiếp tục đảm đương các trọng trách, Phó Tổng thống sẽ tiếp nhận chức Tổng thống Tạm nhiệm, cho đến khi Lưỡng viện Quốc hội bầu chấp thuận hoặc từ chối việc Tổng thống từ chức. Một đa số 2/3 trở lên sẽ cần thiết cho một trong hai quyết định này.

3.6.3. Sự truyền nối của chức vụ Tổng thống như sau: Phó Tổng thống, Phát Ngôn viên

Thượng viện, Phát Ngôn viên Hội đồng Quốc gia, Tối Thượng Thẩm phán, và tám vị Thượng Thẩm phán theo phần trăm từ cao xuống thấp của số phiếu bầu nhận được khi được bầu vào chức vị.

3.6.4. Liên quan đến điều 3.6.3 trên đây, Tổng thống mới sẽ chỉ định Phó Tổng thống mới trong cùng một đảng chính trị của Tổng thống được nhân dân bầu lên, và vị Phó Tổng thống này sẽ phải được đa số phiếu thuận tại Lưỡng viện Quốc hội thông qua mới có thể nhiệm chức.

4. Sau nhiệm kỳ Tổng thống

4.1. Lương bỗng và Phúc lợi

4.1.1. Sau khi thôi nhiệm, Tổng thống không được giữ bất cứ chức vụ nào trong cả Tam Quyền trong suốt cuộc đời còn lại.

4.1.2. Sau khi thôi nhiệm, Tổng thống không được nhận bất cứ chức vụ hoặc bất cứ lương bổng nào trong lãnh vực dân sự. Trong thời gian mười năm này, Tổng thống sẽ nhận 65% lương bổng theo trị giá lương nhận được lần cuối trong thời gian nhiệm chức. 4.1.3. Sau khi thôi nhiệm, Tổng thống không được nhận bất cứ món quà, lương bổng, chức vụ, danh hiệu, từ bất cứ cá nhân hoặc bất cứ quốc gia nào. Một vài ngoại lệ đặc biệt có thể được cho phép trong từng trường hợp, và phải do phiếu bầu đa số tại Hội đồng Quốc gia cho phép.

4.2. Thư viện Tổng thống

Mỗi Tổng thống sau khi rời nhiệm sở sẽ được cho xây dựng một thư viện, từ ngân khố quốc gia, để lưu trữ các tài liệu, hồ sơ, băng thu âm, ghi hình, các tùy bút, các bài viết, bài diễn văn, v.v... trong khi vị Tổng thống còn tại nhiệm, cũng như các việc nghiên cứu giảng dạy sau khi rời nhiệm sở.

5. Lời kết về Chức vụ, Quyền hạn, và Trách nhiệm của Tổng thống Việt Nam Dân Quốc

Là một quốc gia non trẻ, Việt Nam Dân Quốc sẽ còn phải học hỏi, thay đổi nhiều và sâu rộng trên rất nhiều lãnh vực để có thể tạm gọi là một quốc gia vững mạnh trong vùng Đông Nam Á.

Trên bước đường dựng và giữ nước trong thời đại mới, sẽ có nhiều khiếm khuyết, sai lầm; nhiều nhân sĩ, chí sĩ, học giả, yêu nước sẽ phải chịu nhiều oan ức, uy tín bị xúc phạm, tên tuổi bị chôn vùi thậm chí bị ô danh trong thời gian rất dài trước khi được minh oan.

Nhằm hạn chế bớt các “nạn nhân của lịch sử” kể trên, Hiến pháp 7 kêu gọi sự thông cảm, đồng cảm cho các chính trị gia trong buổi giao thời, trong đó có các nhân vật tầm cỡ quốc gia và các vị Tổng thống.

Trong ít ra là năm nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Dân Quốc, ranh giới giữa đúng hay sai, thiện hay ác, thiên thần hay ác quỷ trong chính trường, kinh tế, tài chánh, xã hội sẽ rất khó phân biệt.

Trong thời gian đầu của tiến trình này, các bộ luật chưa hoàn thiện, việc thực thi luật pháp chưa đi vào quy củ, “trên bảo dưới không nghe”, “phép vua thua lệ làng”, luật thành phố trái luật quốc gia, luật các thành phố quá khác nhau hoặc dị biệt lẫn nhau, xích mích giữa dân cư các thành phố, v.v... . Tất cả sẽ tạo thành một tình trạng khó phân biệt đúng sai, trong hành động cũng như trong nhân cách.

Với sự sáng suốt của nhân dân Việt Nam chúng ta và một phần may mắn, chúng ta sẽ chọn được các minh quân nhận chức vụ Tổng thống một cách xứng đáng.

Các vị này sẽ bỏ qua các tị hiềm cá nhân, phe phái, hy sinh các chủ ý cá nhân vì mục đích chung cao cả hơn, nâng cao ngọn cờ chính nghĩa, công lý, công bằng, bình đẳng cho mọi ngưòi dân, dùng tư cách và sự hiểu biết, chịu đựng uyên thâm để làm gương cho nhiều thế hệ và dần dắt dân tộc Việt Nam đến các tầm cao mới trong nhân cách, sự hiểu biết, và hoạt động vì một quốc gia Việt Nam phú cường trong vùng và trên thế giới.

Đối với các vị này, xin cho phép chúng tôi cúi đầu chào và chúc các vị may mắn. Tổ quốc sẽ ghi công các vị, và cho dù kết quả có ra sao, chúng tôi cảm ơn quý vị vì những cố gắng và cống hiến của quý vị trong khoảng năm nhiệm kỳ đầu tiên đầy khó khăn. Mong Thượng đế sẽ trả ơn cho quý vị và nhân dân Việt Nam sẽ ghi danh quý vị vào thiên sử quốc gia và dân tộc.

- Nhân dân Việt Nam -

1 nhận xét :

  1. Thứ nhất, để tránh tình trạng dân Trung Quốc làm Tổng thống Việt Nam. Yêu cầu đối với tổng thống như sau:
    1: Phải là công dân Việt Nam sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam, có cha là người Việt Nam. Có thời gian cư trú trên lãnh thổ Việt Nam suốt 15 năm liên tục tính đến ngày bầu cử. Thời gian tị nạn và hoạt động công vụ tại nước ngoài được tính như thời gian cư trú trong nước.
    2: Công dân Việt Nam không rơi vào tình trạng bị giới hạn quyền công dân theo quy định của pháp luật tính đến ngày bầu cử.
    3: Không đeo bất cứ quân hàm nào của bất cứ lực lượng vũ trạng nào.
    4. Đối với công dân Nam phải hợp lệ quân dịch (Tức là phải hoàn thành xong nghĩa vụ phụng sự cho tổ quốc trong các lực lượng vũ trang khi đủ 18 tuổi)
    5. Có đội tuổi từ 35 tuổi trở lên.
    Đối với nhiệm kỳ:
    1. Nhiệm kỳ 6 năm.
    2. Mỗi tổng thống chỉ được làm duy nhất 1 nhiệm kỳ trong đời.
    3. Đối với trường hợp vắng ghế tổng thống sẽ do phó tổng thống và các thành viên trong Hội đồng quốc gia theo thứ tự luật định thay chức tổng thống.
    Bảo vệ tổng thống: Tổng thống không được phép từ chối đặc ân được bảo vệ của quốc gia - dân tộc dành cho.

    Trả lờiXóa